Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ lâm thời và Chính phủ liên hiệp kháng chiến nhanh chóng tiến hành chuẩn bị tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội. Việc tổ chức được sắp xếp từ đầu tháng 9 năm 1946 và gặp nhiều trở ngại do chiến sự ở nhiều vùng và do đấu đá, tranh giành giữa Việt Minh cầm quyền và các đảng phái đối lập. Cuối cùng, cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 6 tháng 1 năm 1946 trên cả nước, và đi vào lịch sử như là cuộc vận động dân chủ đầu tiên ở nước Việt Nam hiện đại.
Sau khi nghe lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập do một đài nước ngoài phát lại, những người tù chính trị Côn Đảo trong đó có đồng chí Tôn Đức Thắng vui mừng không xiết. Sáng 23/9/1945, tàu Phú Quốc cùng 25 chiếc thuyền bầu đã nhổ neo đưa 1800 tù chính trị trở về đất liền. Chiếc canô vừa được sửa lại mang tên Giải phóng do chính Tôn Đức Thắng lái đưa một số đồng chí trong Ban lãnh đạo trở về. Tuy gian nan, vất vả nhưng chiều ngày 23/9/1945 mọi người đã cập bến Đại Ngãi, tỉnh Sóc Trăng trong sự đón tiếp nồng nhiệt của Đảng bộ và nhân dân địa phương. Từ 8/1945: đồng chí Tôn Đức Thắng từ Côn Đảo trở về Nam Bộ làm Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ phụ trách về vấn đề lương thực và vũ khí. Ngày 6/01/1946: đồng chí Tôn Đức Thắng trúng cử là đại biểu Quốc hội khóa đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tham gia phái đoàn Quốc hội sang Pháp.
Quốc hội Việt Nam khóa I (nhiệm kì 1946–1960) là khóa Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội khóa I kéo dài 14 năm qua 12 kỳ họp, từ tháng 1-1946 đến tháng 5-1960. Là nhiệm kỳ đầu tiên của cơ quan lập pháp tối cao, Quốc hội khóa I đã xem xét và thông qua hai bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, 16 đạo luật, 50 nghị quyết và ba chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Quốc hội khóa I được bầu ngày 6 tháng 1 năm 1946, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 89% và 333 người trúng cử. Mặc dù vậy, số đại biểu dự họp lên đến 403 và 444 người do đàm phán giữa Việt Minh cầm quyền và các nhóm đối lập. Các phiên họp quốc hội đều diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Từ năm 1948, đồng chí Tôn Đức Thắng là người điều hành, Quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội. Bác nói: “Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do nhân dân toàn quốc bầu ra đã nhất trí ủng hộ Chính phủ từ cuộc đấu tranh vũ trang 9 năm kháng chiến đến cuộc đấu tranh chính trị hiện nay. Trước một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh, Quốc hội kêu gọi toàn thể nhân dân từ Nam chí Bắc và kiều bào hải ngoại hãy tăng cường đoàn kết theo Cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,… Toàn thể đồng bào quyết đòi cho được lập lại quan hệ giữ hai miền Nam, Bắc và chính quyền miền Nam phải mở hội nghị thiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lực lượng đoàn kết của toàn dân ta, được các nước bạn và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới ủng hộ, sẽ ngày càng lớn mạnh, nhất định sẽ thống nhất được Tổ quốc”.