Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ cộng sản trung kiên, mẫu mực, nhà lãnh đọa gương mẫu hết lòng vì nước, vì dân. Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, của Nam bộ thành đồng và quê hương An Giang, người không chỉ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận mà còn là người bạn chiến đấu thân thiết Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đi xa nhưng hình ảnh của Người luôn sống mãi với non sông đất nước Việt Nam, với mỗi người con của quê hương Nam bộ.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/08/1888, tại Cù lao ông Hổ, hiện nay là ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng TP.LX tỉnh AG. Hai cụ thân sinh của Bác là cụ ông Tôn văn Đề và cụ bà Nguyễn Thị Dị.
Ông bà sinh con trai đầu lòng nên rất mực thương yêu. Lúc nhỏ cha mẹ đưa Bác sang quê ngoại ở vùng Cái Sơn – Long Xuyên để tiện cho việc học hành, Bác học chữ nho với thầyNguyễn Thượng Khách, một nhà nho yêu nước thuộc nhóm Đông Kinh nghĩa thục. Và học chữ Quốc Ngữ tại trường Tiểu học Long xuyên (nay là trường tiểu học Nguyễn Du TPLX). Năm 1906 Bác tốt nghiệp tiểu học và bước vào tuổi 18. Lúc này người thanh niên của mảnh đất cù lao quyết định rời quê hương lên SG học nghề làm thợ.
Vừa đặt chân đến đất SG Bác vào học ở trường Bá Nghệ SG (nay là trường Kỹ Thuật Cao Thắng) và làm thợ ở xưởng Ba Son.
Năm 1912 Bác tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son và vận động học sinh trường Bách Nghệ Sài Gòn bãi khóa. Cuối năm 1912 Bác phải tìm đường ra nước ngoài, người đã cải trang và trốn trên một chiếc tàu thủy của Pháp. Đến nước Pháp Bác làm thợ máy tại quân cảng Toulon miền Nam nước Pháp với số lính 418 .
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, năm 1919, với sự kiện “Kéo cao lá Cờ đỏ lên cột kỳ đài của chiến hạm France”, Bác là người VN đầu tiên tham gia đấu tranh bảo vệ cách mạng tháng 10 và xây đắp tình hữu nghị Việt – Xô. Qua sự kiện này tên tuổi Bác đã đi vào lịch sử, đồng thời Bác cũng bị chính phủ Pháp trục xuất về nước năm 1920. Về đến Sài Gòn, Bác tiếp tục làm thợ và lập gia đình với bà Đoàn Thị Giàu, tự là Nguyễn Thị Kim Oanh quê ở xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Từ năm 1921 đến 1927 Bác thành lập Công Hội Bí Mật SG-CL do Bác làm hội trưởng. Dưới sự lãnh đạo của Bác công hội không bao lâu đã lan rộng ra khắp nơi như: Thương cảng Sài Gòn, Hãng rượu Bình Tây, Nhà Đèn Chợ Quán.
Tháng 7/1929, sau vụ án tại đường Barbie, TDP bắt và giam cầm Bác ở khám lớn SG, tòa xét xử và tuyên án Bác 20 năm tù khổ sai, sau đó lưu đày Bác ra Côn Đảo (Người tù mang áo số 2 là Bác với số tù 5.289 ).
Ra tới Côn Đảo Bác bị giam giữ như những người tù khổ sai lúc bấy giờ và chúng cho Bác là phần tử nguy hiểm nên giam giữ Bác ở nhiều nơi như Khám chỉ tồn banh 1, Xà liêm số 15 banh 1, Khám 6 banh 1. Đặc biệt hơn có những năm chúng đã giam Bác ở hầm xay lúa. Nơi được ví như là địa ngục của địa ngục trần gian.
Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công chính phủ đưa đoàn tàu ra Côn Đảo đón Bác và các đồng chí tù chính trị khác về đất liền, chiếc cano do chính tay Bác lái về cập bến tại cầu sắt Tân Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Bác trở về đúng lúc tiếng súng kháng Pháp nổ ra khắp Nam bộ, Bác được cử về chỉ đạo hoạt động tại xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (Bia lưu niệm).
Chấp nhận rời xa quê hương, xa vòng tay cha mẹ từ khi còn rất trẻ, sớm nhận thức được lý tưởng cách mạng, rồi từ một chàng thanh niên ở một vùng quê nghèo đã trở thành một trong những lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân kháng Pháp, đánh đổi hơn 30 năm tuổi trẻ của mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tinh thần và nhiệt huyết cách mạng của Bác Tôn mãi mãi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ mai sau.